Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm sinh học Cá Hô :
Đầu to hơn thân mình, rộng và gần như phẳng. Miệng có bề ngang rộng, rạch miệng xiên; môi trên mỏng, môi dưới dầy; không có râu. Phần thân phía trước : mặt lớn có tiết diện gần như tròn, phần sau của thân dẹp dần. Vẩy tròn to, phủ khắp thân ngoại trừ phần đầu. Mặt lưng của thân cá và đầu cá có màu xám đen, nhạt dần xuống phía bụng; bụng màu trắng bạc. Vây màu cam nhạt. Phần mút cuối của các tia vây màu đen.
Cá thuộc loài ăn tạp, di chuyển chậm. Thức ăn phần chính là những thủy sinh vật như động vật nhỏ, nhuyến thể, giáp xác, giun, rong và trái cây..
Trong thiên nhiên, cá có thể tăng trưởng từ 2-4 kg trong vòng 8 tháng. Chiều dài tối đa lên đến 3m, tuy nhiên thường chỉ từ 1-2m và nặng 70-120 kg. Trước 1994, những mẫu cá đánh bắt tại Kampuchea có thể nặng đến 200 kg, nhưng hiện nay hầu như chỉ đánh bắt được cá nặng dưới 50 kg.
Khi nuôi trong ao, hồ Cá Hô phát dục khi được 7 năm, nặng 9 kg, trong khi đó trong thiên nhiên cá phát dục khi cân nặng đến 60 kg : cá mái thường lớn hơn cá trống, và trong thời gian đẻ trứng, bụng cá mái phình khá to..
Cá có thể sống được trên 30 năm.
(Một đặc điểm sinh học đáng chú ý về phương diện di truyền là Cá Hô thuộc loài tetraploid = có 2 đôi nhiễm sắc thể, trong khi đa số các sinh vật là diploid = chỉ có 1 đôi)
Khu vực phân bố trong thiên nhiên :
Cá Hô chỉ sinh sống tại càc vùng thủy vực sông Mekong thuộc Thái Lan, Lào, Kampuchea và Việt Nam. Đặc điểm chung là cá khi còn nhỏ sống tại những vũng cạn ngập nước trong mùa lụt, và khi cá lớn chúng di chuyển vào những khu vực nước sâu hơn.
Tại Kampuchea, các nhà nghiên cứu ghi nhận : cá trưởng thành (40-100 kg) di chuyển trong tháng 8, từ vùng ruộng ngập thuộc Biển Hồ Tonle Sap qua hệ sông o­nleSap. Cá theo dòng sông lên đến Chaktomuk (NamVang); trong các tháng 10-11, cũng ngược dòng lên đến Kratié (Tỉnh StungTreng)
Cá bột lại di chuyển xuôi dòng từ Kratié trở về Biển hồ
Tại Thái Lan, cá bột (dài 2-6 cm) xuất hiện tại 3 địa điểm : Chian Saen (Tỉnh Chiang Rai), Tad Phanom (Tỉnh Nakhon Phanom) và Khemaratah (Tỉnh Rubon Ratchathani)
Tại Việt Nam : cá bột có mặt tại các hệ sông thuộc các tỉnh Cần thơ và Đồng Tháp.
Sự di chuyển của Cá Hô :
Theo nghiên cứu của Mekong River Commission (MRC) thì Cá Hô thuộc loài cá sinh sống tại những dòng sông lớn, nhưng lại đẽ trứng tại khu vực đầm cạn. MRC đưa ra giả thuyết :
Tại khu vực phía thượng nguồn Thác Khone, có ít nhất 3 quần thể Cá Hô, cả ba di chuyển vào các nhánh sông nhỏ để đẻ trứng. Nhóm thứ nhất tập trung nơi dòng Mekong và các phụ lưu trong Tỉnh Chiang Rai; Nhóm thứ nhì tại vùng sông Songkram, tỉnh Nakhon Phanom và nhóm thứ 3 tại các nhánh sông thuộc Rubon Ratchathani.
Tại khu vực phia dưới Thác Khone, có lẽ chỉ có một quần thể duy nhất : Vùng cá đẻ trứng là vùng phía thượng nguồn sông Mekong, phía trên Nam Vang, (theo Touch Seang Tana thì cá đẻ tại các vũng nước sâu thuộc hê sông Srepok giữa Stung Treng, Mondolkiri và Ranatakiri) và có lẽ tại cả các nhánh sông thuộc hệ Sesan : khi nước bắt đầu rút, vào cuối mùa nước lụt, cá bột nở trong năm và cá nhỏ, từ vùng đồng ruộng ngập nước, di chuyển về trở lại các nhánh sông sâu. Trong mùa khô, cá Hô sinh sống tại các vũng sâu.
Các chương trình nuôi cá Hô :
Do bị khai thác, đánh bắt quá mức, số lượng cá trong thiên nhiên giảm sút quá nhanh (giảm 80-90% trong vòng 20 năm) tại Campuchea, Thái và Việt Nam : Thống kê của MCR ghi nhận từ 200 tấn vào năm 1964, xuống 50 con bắt được trong năm 1980, chỉ còn 20 con trong năm 2000, năm 2003 chỉ bắt được2-3 con, 2004, 1 con và 2005 không con nào. và Số cá lớn trong giai đoạn sinh sản hầu như không còn..Các chương trình nuôi và tái tạo giống đang được các quốc gia trong vùng thực hiện với sự trợ giúp của các Tổ chức Quốc tế.
- Thái Lan (1995) đã nghiên cứu thành công việc nhân giống cá Hô trong các điều kiện nhân tạo, chích các kích thích tố (như Dịch chiết từ tuyến não thùy = pituitary gland extract, HCG..) để làm cá đẻ trứng. Trứng màu vàng nhạt hay nâu và nổi lơ lửng, lớn khoảng 1mm, sau đó ngấm nước thành 3mm. Số lượng trứng tùy theo trọng lượng của cá : Cá nặng 60 kg đẻ khoảng 11 triệu trứng.
Trứng nở khoảng 10-12 giờ sau khi thụ tinh..Ấu trùng khi nở dài chừng 6 cm..Cá tăng trường từ 100-700 gram trong năm đầu và tăng đến 2kg vào năm thứ nhì. Trong các điều kiện môi trường nhân tạo cá phải mất 7 năm để trưởng thành..
- Việt Nam cũng có những chương trình và dự án 'Phục hồi và Bảo quản nguồn giống Cá Hô' do sự hợp tác của Trung Tâm giống Thủy sản Đồng Tháp, TT giống Quốc gia Thủy sản nước ngọt Nam bộ và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. Thành quả bước đầu (năm 2006) là tạo được đàn cá giống trên 10 ngàn con hiện đang được nuôi tại nhiều thí điểm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo tin tức trên báo VN thì ngày 16 tháng 9 năm 2010, Viện NC Thủy sản 2 đã thả 50 ngàn cá giống xuống sông Cửu Long tại khu vực Cái Bè (Tiền Giang)
Cá Hô tại Việt Nam :
Tại Việt Nam, cá Hô được mệnh danh là loài cá vua ở sông nước miền Tây do ở vóc dáng khổng lồ. Thịt ngon rât được ưa chuông và có giá trị kinh tế rất cao, nhất là cá lớn (năm 2006, giá một con cá Hô cỡ 120-150 kg lên đến 1 lượng vàng. Vùng tập trung của Cá Hô nhiều nhất là tại Ngã Ba Vàm Nao- nơi tiếp giáp giữa hai luồng sông Tiền và sông Hậu, sông Vàm Nao có nhiều hố xoày và sâu thích hợp cho cá Hô từ Biển Hồ xuống cư trú.
Cá Hô được phân chia làm hai loại : Cá Hô đen và Cá Hô hoa cà, thịt cá đen cao giá hơn. Cá Hô nhỏ, cỡ 10-15 kg được gọi là Cá Hô đất. Mùa săn cá Hô bắt đầu từ tháng giêng qua đến tháng 4 (âm lịch) và cá Hô thường đi ăn theo các con nước ròng trong các ngày 13, 17, 18, 25 và 27 (âm lịch). Cũng theo những tay chuyên bắt cá thì khi thời điểm con nước từ trong chuyển sang đục và khí trời sa mưa, không khí trở nên mát mẻ, cá hay nổi lên để ăn móng là lúc thả lưới để bắt cá..
Kinh nghiệm của những ngư dân chuyên đánh bắt cá Hô ghi lại nhiều điểm lý thú :
' ..khi nước ròng, cá Hô nhào lên khỏi mặt nước lộn mình nghe phình phình, nước sông bắn tung trắng xóa.. và ngư dân.. cứ lần theo dấu để bủa lưới. Cá Hô có một điểm vô cùng kỳ lạ là thích đâm đầu vào lưới như để phô diễn sức mạnh chúa tể sông ngòi của mình..Một tay săn cá Hô lão luyện nói: Chưa thấy giống gì ngu ..như cá Hô, gặp lưới là hùng hục lao tới, chừng vướng lưới cứ nhảy lên, một hồi nó tự quấn mình trong tấm lưới..như cái bánh cuốn..' (Mùa săn cá Hô của Thanh Dũng trên Việt Báo- 19 tháng 2, 2006).
Theo tín ngưỡng của dân câu cá Hô chuyên nghiệp thì mỗi khi bắt được cá Hô nặng dưới 100 kg phãi cúng Thần sông một cặp vịt và khi cá nặng trên 100 ký.. phải cúng đầu heo..
Tác giả Trần Văn trong 'Chuyện đồng quê' (bài Cá Hô, món ăn nhớ đời) ghi lại chuyện bắt được một con cá Hô nặng trên 150 kg tại Châu Đốc vào năm 1966 :'Đầu, mình con cá Hô, nằm chật cứng lòng thùng xe lam, còn cái phần đuôi dư ra cả thước, phải dùng một sợi dây luộc to bằng ngón tay cái buộc vòng hai nấc cái đuôi kéo lên buộc trên nóc mui xe..'.. và phải 4 người dùng giây và đòn để khiêng cá..

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates