Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản

Nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản
Aquaculture, Fishery & Processing
Đỡ đẻ cho cá hô
Cá hô là loài cá nước ngọt đã được Ủy ban Sông Mékong đưa vào sách Đỏ, vì có nguy cơ tuyệt chủng. Lần đầu tiên các nhà khoa học ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) thuần dưỡng và cho sinh sản thành công.
Sáng thứ bảy, nhưng ở các bể ươm cá giống và những ao nuôi cá bố mẹ của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ vẫn đông người làm việc. Ông thạc sĩ “cá hô” Huỳnh Hữu Ngãi, và tiến sĩ - Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ Phạm Văn Khánh, chủ nhiệm dự án thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá hô, đang chăm chú xem xét những đàn cá bột trong các bể ươm, chuẩn bị xuất ao 10.000 con cá hô giống cho một công ty ở TPHCM.
“Ép” cá hô đẻ kiểu... cá chép
Tiến sĩ Khánh nói: “Chúng tôi nuôi cá hô từ năm 2003 và cho sinh sản thành công từ năm 2005, năm nay thấy chắc ăn mới dám đưa cho dân nuôi thử và bán cá giống ra thị trường”. Sau nhiều năm phối hợp với Ủy ban Sông Mékong thực hiện các dự án quốc tế về nghiên cứu môi trường sống của các loài cá bản địa, ông Khánh và các cộng sự xác định cá hô trên sông Cửu Long ngày càng hiếm, nên đã chọn giống cá này làm đối tượng thuần dưỡng, cho sinh sản phát triển.
Thạc sĩ Ngãi kể: Năm 2003 triển khai dự án chúng tôi phải lên An Giang, Đồng Tháp đặt hàng những người làm nghề chài lưới trên sông Tiền, sông Hậu tìm cá giống nhưng... không có. Túng thế, trung tâm tung người đi các tỉnh dò hỏi và phát hiện có một nguồn cá giống trong dân, tuy không nhiều.
Những con cá hô này theo nước vào ao của nông dân từ lúc còn nhỏ và được họ giữ lại, thuần dưỡng làm cá kiểng. Vậy là trung tâm “mở chiến dịch” năn nỉ thu mua cá hô từ Tiền Giang qua Vĩnh Long, Đồng Tháp. Kết quả “chúng tôi đã mua được 84 con cá hô có tổng trọng lượng khoảng 1,2 tấn với giá bình quân 100.000 đồng/kg, mang về thuần dưỡng trong ao”.
Giải quyết được khâu cá bố mẹ, thì nhóm thực hiện dự án lại đứng trước một khó khăn mới: không có tài liệu nào đề cập đến quá trình sinh sản của cá hô. Loay hoay tìm kiếm khắp nơi, kể cả trên mạng Internet, cuối cùng các nhà khoa học của trung tâm xác định cá hô cùng loài với họ cá chép nên thử “ép” cho cá hô... sinh sản theo kiểu cá chép.
Sau khi đưa cá hô lên bể tiêm kích dục tố, vuốt trứng cho thụ tinh nhân tạo giống như cá chép, các nhà khoa học hồi hộp chờ kết quả và bất ngờ vì... thành công. Tuy nhiên, tỉ lệ cá bột ương nuôi lúc đầu chỉ đạt 1% trong ao và khoảng 13% trên bể, nên những người thực hiện dự án không công bố thông tin cho cá hô đẻ thành công mà tiếp tục tìm tòi nghiên cứu.
Mở ra nghề nuôi cá hô
Thạc sĩ Ngãi nói rằng sau thành công khiêm tốn của năm 2005, nhóm nghiên cứu phát hiện tỉ lệ cá hô bột ương nuôi đạt thấp do nguồn nước không tốt, cá bố mẹ nuôi vỗ chưa hoàn chỉnh, thức ăn cho cá con chưa phù hợp và những người thực hiện dự án chưa có kinh nghiệm. Năm 2006, cá hô bố mẹ nặng từ 8 kg/con trở lên được cho vào ao nuôi riêng từ đầu vụ, đến tháng 5 bắt đầu cho đẻ và mọi việc trở nên xuôi chèo mát mái.
Các nhà khoa học trong nhóm thực hiện dự án ước tính năm 2006 có thể cho ra đời 400.000 cá hô giống. Ông Ngãi cho biết thêm, hiện trung tâm chỉ lấy được 50% lượng trứng của cá hô mẹ vì đây là một thao tác rất khó do cá quá lớn, thực hiện không khéo có thể gây chết cá. Các nhà khoa học cũng thử nghiệm cho cá hô sinh sản tự nhiên trong bể nhưng tỉ lệ cá con đạt rất thấp, có lẽ do cá quá lớn trong khi bể ương chật hẹp.
Việc thuần dưỡng và cho sinh sản thành công cá hô của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã mở ra tương lai nuôi cá hô thương phẩm trong dân. Thạc sĩ Ngãi và những “ông cá hô” của dự án cho biết, từ tháng 3-2006 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã đưa cá hô giống cho các chủ bè, chủ đăng quầng ở các tỉnh nuôi thử nghiệm.
Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng cá hô nuôi bè, đăng quầng đạt bình quân 0,5 kg/con. Tiến sĩ Khánh và thạc sĩ Ngãi phấn khởi: “Tỉ lệ phát triển như vậy là tốt. Hiện nay nhu cầu mua cá hô giống trong dân khá lớn, hy vọng nghề nuôi cá hô thương phẩm sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì đây là loại cá thịt ngon, bán có giá”. Theo tiến sĩ Khánh, cá hô có thể nuôi đạt trọng lượng vài chục ký đến hơn 100 kg/con như cá sống trong môi trường tự nhiên, nếu có điều kiện về ao nuôi. Tuy nhiên, nuôi cá đạt trọng lượng từ 10 kg/con trở lên là đã có thể xuất bán thương phẩm. “Phát triển mạnh nghề nuôi cá hô thì loài cá này sẽ không còn bị đe dọa tuyệt chủng” - tiến sĩ Khánh kết luận.
Sẽ xuất hiện đều đặn trong mâm cơm các gia đình?
Cá hô (tên khoa học Catlocarpio Siamensis) thuộc loài cá chép, là giống cá quý hiếm của sông Mékong, thường sống ở nơi nước chảy xiết, ăn tạp các nguồn thực vật trong tự nhiên, thịt rất ngon. Canh chua cá hô nấu với cơm mẻ, bắp chuối là món ăn đặc sản ở các nhà hàng tại ĐBSCL truớc đây. Có thời các nhà hàng đặc sản ở Long Xuyên, Châu Đốc thu mua thịt cá hô với giá 120.000 đồng/kg, riêng đầu cá hô giá 240.000 đồng/kg. Cá hô có thể đạt trọng lượng trên 100 kg/con (con cá hô lớn nhất mà ngư dân An Giang bắt được trên sông Vàm Nao có trọng lượng hơn 130 kg). Từ 6-7 năm tuổi, cá hô bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên những năm gần đây, cá hô ngày càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu. Dù các nhà khoa học còn đang nghiên cứu quá trình sinh trưởng của loài cá này nhưng hy vọng trong tương lai không xa, nếu thuận buồm, xuôi gió, bóng dáng con cá hô sẽ xuất hiện đại trà ở các chợ và bữa ăn của nhiều gia đình.
HÙNG ANH (NLĐ, 28/8/2006)

ĐBSCL phát triển nuôi cá hô
Sáng 7-7, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết: Trung tâm đã cho sinh sản thành công đợt thứ 5, giống cá hô trong môi trường nhân tạo. Cá bố mẹ sau 10 năm nuôi, đạt trọng lượng 20 - 25kg sẽ cho sinh sản. Hiện nay, trung tâm có khoảng 80 con cá bố mẹ trọng lượng 25kg/con và gần 200 con cá hô hậu bị với trọng lượng từ 8 - 10kg/con.
Ngoài tự nhiên, cá hô chỉ có ở lưu vực sông Mekong. Riêng ở nước ta, cá thường xuất hiện ở sông Vàm Nao thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nhưng với số lượng rất hiếm. Cá lớn có thể đạt trọng lượng 70 đến 100kg. Tuy nhiên, do bị khai thác triệt để nên giống cá này ngày càng trở nên cạn kiệt. Với quá trình nghiên cứu, từ năm 2005 đến nay, trung tâm đã đạt kết quả cho cá hô sinh sản với tỷ lệ thành công ngày càng cao hơn. Quy trình này đang tiếp tục được nghiên cứu mở ra nhiều triển vọng cho việc khôi phục giống cá quý hiếm này ở ĐBSCL.
MINH TRƯỜNG (SGGP, 07/07/2007)

Bạc Liêu: Nuôi thử nghiệm cá hô lần đầu tiên
Để thực hiện chủ trương đa dang hóa vật nuôi, góp phần bảo tồn và phát triển một số loài động vật thủy sản quý hiếm. Bằng nguồn vốn tự có của đơn vị mình, Trại thưc nghiệm giống thủy sản nước ngọt đặt tại xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu thuộc Trung Tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu lần đầu tiên đưa một đối tượng giống mới là cá hô về nuôi thử nghiệm. Cá hô có tên khoa học là catlocarplo siamensis, thuộc loài cá chép khổng lồ quí hiếm. Mô hình này nhằm theo dõi khả năng tăng trưởng, tính thích nghi của đối tượng này với điều kiện khí hậu thời tiết và môi trường Bạc Liêu. Ngoài ra, thông qua việc nuôi thử nghiệm này, Trung tâm hy vọng sẽ rút kinh nghiệm và hoàn thiện qui trình nuôi, đồng thời nếu khẳng định được tính thích nghi sẽ khuyến cáo nhân rộng trong thời gian sắp tới.
Nguyễn Đẳng - TTKNKN Bạc Liêu (Khuyến ngư VN, 31/07/2009)
Triển vọng nghề nuôi cá hô
Cá hô là loài cá có trong Sách Đỏ thế giới, còn Việt Nam thì xếp vào loài “có nguy cơ tuyệt chủng”. Điều đáng mừng là hiện nay có một chủ trại giống cá thát lát cườm ở ấp 4B, xã Tân Thuận, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) - ông Trần Hồng Ưng (Ba Ưng) đang thả nuôi hàng trăm con cá hô, không chỉ được đánh giá là khá thành công, mà còn đầy triển vọng cho bà con phát triển nghề nuôi con cá này, khi ông còn dự định sản xuất con giống... 
Chuyện ông Ba Ưng có thả nuôi 700 con cá hô đang rất thời sự trong giới nuôi thủy sản ở Châu Thành A. Theo ông Ba Ưng, trong một lần đi đám cưới ở một nhà hàng (TP.Hồ Chí Minh). Ông thấy người ta đem ra đãi khách một con cá chiên xù hơn kí lô. Thoạt nhìn giống cá chép, nhưng khi ăn thì thịt nó rất ngon, không có xương nhỏ như cá chép. Hỏi ra mới biết đó là cá hô và đĩa cá đó rất đắt. Thế là trong đầu ông nảy sinh ý tưởng nuôi và sản xuất cá hô giống nhân tạo. Nhưng vấn đề khó là con giống và cách cho sinh sản, vì trước tới giờ ở Hậu Giang chưa có ai sản xuất con giống và cũng chưa có ai bán con giống, trong khi nguồn cá hô trong tự nhiên thì đã cạn kiệt từ lâu. Qua các nguồn thông tin, ông Ưng biết được Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) đã lai tạo thành công loài cá hô. Ông liền nhờ người quen làm ở trung tâm, đặt mua 1.000 con, nhưng cả năm trời mới mua được 700 con giống bằng ngón tay cái, giá tới 7.000 đ/con. 
Theo những người dân sống cố cựu ở Châu Thành A, trước giải phóng, nhiều người đã bắt được cá hô 20-50 kg trên kênh xáng Xà No và các kênh lớn khác. Riêng ngư dân ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang... thì bắt được nhiều con cá hô nặng 100-160 kg. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, loài cá này gần như tuyệt chủng. Ông Ba Ưng cam đoan rằng ở xứ Châu Thành A này có lẽ chỉ có bà Năm Lượng (bà Lê Thanh Tuyết, ở ấp 1B, thị trấn Một Ngàn) còn nuôi một con cá hô nặng gần 30 kg. Chuyện Bà Năm còn sót lại một con cá hô cũng là hy hữu, nhưng qua đó càng giúp cho ông tự tin trong quyết định phát triển con cá quý hiếm này. Theo lời bà Năm kể: “Sau giải phóng, ông Năm đi giăng lưới ở kênh Một (con kênh này khá sâu, ăn thông ra kênh xáng Xà No) được 4 con cá hô con đem về thả nuôi trong mương vườn gần nhà. Lúc ông Năm còn sống, đi đốn trà quít, nào nhè trà nó rớt xuống mương, con cá hô thấy động rướn vào chết phình bụng lên. Con cá đó khoảng 15 kg, ổng vớt đem chôn. Còn một con lúc sang hầm, mấy đứa nó ẵm trên tay con cá rất bự khoảng 22 kg nên nó vùng vẫy rớt trúng gốc cóc, sống không nổi. Hai con còn lại lúc còn sống ổng nói nuôi để ổng dưỡng già. Vừa rồi mừng tuần 100 ngày cho ổng, mấy đứa nó mần một con trước cúng, sau ăn. Con cá đó cũng trên 20 kg. Con còn lại năm nay không dưới 30 kg, năm rồi sang hầm thả chung với các loài cá khác, bỏ nó vào bao hai giạ vậy mà chật ních, ló cả khúc đuôi ra ngoài...”. 
Dẫn chúng tôi đến tham quan trại cá, ông Ưng cho biết, bầy cá hô lớn nhanh như thổi, hơn 2 tháng trước bé xíu bằng ngón tay, nhưng bây giờ nó bằng bắp tay. Hình dáng cá gần giống như cá chép, nhưng miệng rộng hơn. Theo đúng tài liệu hướng dẫn, đối với cá nuôi, nếu theo đúng quy trình kỹ thuật mỗi năm cá sẽ tăng trọng lượng lên khoảng 3 kg và hao hụt rất ít. Kỹ thuật chăm sóc cũng khá đơn giản, chủ yếu là tuân theo thói quen của cá như: Cá chỉ nổi lên mặt nước ăn vào buổi tối, ao nuôi cá phải được đào sâu khoảng 3 m... Thức ăn để nuôi cá cũng dễ kiếm, chủ yếu là thực vật như bèo cám, rau cải xanh, đọt mì, đọt lang... Nếu không có thời gian rảnh để cắt rau, thì người nuôi có thể dùng thức ăn công nghiệp để nuôi cá. Về đầu ra cho con cá, ông Ba Ưng cho rằng không cần phải bận tâm, vì trung tâm giống cũng đã cam kết mua lại hết cá thịt với giá thấp nhất là 160.000 đ/kg/con; còn đối với cá trên 1 kg, thì mua từ 180.000 đ/kg trở lên.
Ông Ba Ưng khẳng định rằng: Đây là loài cá triển vọng, rất thích hợp với nguồn nước ở địa phương. Hiện ông Ba Ưng mua được cặp cá hô sắp trưởng thành, ông dự định nhờ người quen ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ thụ tinh nhân tạo cho cá hô khi chúng trưởng thành. Hơn nữa, cán bộ trung tâm này cũng đã hứa sẽ hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật để sinh sản. Bởi vì loại cá này nếu nuôi tập trung thì không thể sinh sản được. Muốn nhân giống, thì cách duy nhất là phải có sự can thiệp của con người. Thường thì cá có trọng lượng từ 3 kg trở lên là có thể kích thích cho sinh sản. Hiện ông Ba Ưng dự tính, thu hoạch xong đợt này, sẽ tự nhân giống nuôi tiếp, không chỉ dưới ao, mà thả cá xuống ruộng, để cá có thể sinh sống trong điều kiện tự nhiên, khi đó mức tăng trọng của cá sẽ cao hơn...
Theo tài liệu của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang): Cá hô là loài cá thuộc họ với cá chép nhưng to hơn, từ 5 đến 6 tuổi mới trưởng thành và nặng trung bình gần 10 kg. Ở môi trường tự nhiên, cá nặng 20 kg trở lên. Sau 3 năm sưu tầm, lai tạo, thuần chủng cá, đến nay, trung tâm này đang nuôi giữ 40 con cá hô trưởng thành và đã lai tạo thành công thế hệ cá F1. Bên cạnh đó, trung tâm đã lai tạo thành công gần 10.000 con cá hô bột được gửi nuôi tại các hộ ở Đồng Nai và cá đang phát triển tốt.
Ngoài việc lai tạo thành công giống cá hô, trung tâm còn có một ngân hàng tinh trùng của các loại cá. Ngân hàng này hiện đang lưu giữ gen của 30 loài cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có nhiều loại cá đã nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới...
KIỀU DIỄM - NHẬT THY (Báo Hậu Giang, 8/1/2008)

Nuôi vỗ, cho đẻ và ương nuôi cá hô
Cá hô bố mẹ được thu thập từ tự nhiên thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và được đưa vào nuôi thuần dưỡng trong đăng quầng tại Trung tâm giống thủy sản Đồng Tháp, nuôi vỗ tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ.
Cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp là chủ yếu với hàm lượng đạm 25-28%, ngoài ra còn bổ sung thêm trái cây vụn như ổi. Mùa vụ thành thục sinh dục và sinh sản nhân tạo của cá hô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10. Chất kích thích sinh sản được sử dụng là não thùy thể và HCG hoặc LH-Rha, tuy nhiên sự kết hợp giữ não thùy thể và HCG thì kết quả sinh sản sẽ tốt hơn. Cá hô là loài cá đẻ trứng bán trôi nổi, có thời gian phát triển phôi là 12-12h30 phút. Ương từ cá bột lên cá hương 30 ngày trên bể đạt tỷ lệ sống 43,44-57,32%, từ cá hương lên cá giống 60 ngày trong ao đất ở mật độ từ 80-100 con/m2, đạt tỷ lệ sống 15,18%.
Thử nghiệm nuôi đơn với mật độ 2 con/10m2, sau 2 năm cá đạt khối lượng từ 2-4kg/con. Khi nuôi ghép với cá tra, ba sa, chép… với mật độ 5con/100m2, sau 2 năm cá đạt khối lượng từ 2-6kg/con.
Nông nghiệp Việt Nam (20/10/2008)

Nuôi cá hô đăng quầng
Trước đây cá hô có rất nhiều, nhưng việc đánh bắt quá mức và tận diệt cùng sự ô nhiễm môi trường đã làm cá hô ngày càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu. Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài cá quý này, Trung tân giống thủy sản Nam bộ đã thuần dưỡng và cho sinh sản thành công cá hô, mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá hô thương phẩm trong dân. Trung tâm quốc gia giống thủy sản Nam bộ đã đưa cá hô giống cho các chủ bè và chủ đăng quầng ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp nuôi thử nghiệm và bước đầu đã đem lại kết quả rất tốt. 

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép (Cyprinidae), thường thấy sống ở các sông Mae Klong, Mekong và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Được Ủy ban sông Mekong đưa vào Sách đỏ vì có nguy cơ tuyệt chủng, cá hô là một loài cá di cư, thường sinh sống ở những hồ lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào kênh, rạch để kiếm thức ăn. Cá hô non có thể sống ở các chi lưu nhỏ, hay ở các đầm. Chúng bơi đến nơi ưa thích để tìm thức ăn hay sinh sản. Chúng di chuyển không nhanh, với thức ăn chính là các loài rong và hoa quả, ít khi là động vật sống. Ở sông Mekong, người ta thường thấy giống cá này xuất hiện vào khoảng tháng 10. Cá hô có phần đầu khá to so với thân, và không có râu tuy thuộc họ cá chép. Người ta đã thấy có con cá hô dài tới 3 m, nặng 300 kg. 

Vị trí nuôi 

Chọn nuôi ven các bờ sông và kênh lớn, ít ảnh hưởng đến giao thông thủy (kênh cụt, bãi bồi), quan tâm đến các yếu tố về dòng chảy, bờ kênh (không bị xói lở, tốt nhất là có bãi bồi sau sông), chất đáy (ổn định), tốc độ nước chảy (0,5 m/giây), độ sâu (1,5 - 2 m), chất lượng nước (không bị ô nhiễm bởi hóa chất nông nghiệp và chất thải công nghiệp). 

Làm đăng quầng 

Xung quanh khu vực nuôi cần có hệ thống cọc bằng gỗ hoặc bê tông vững chắc để đỡ cho hệ thống đăng phụ làm từ tre hoặc lưới. Đăng phụ cần được neo cột thật chắc với hệ thống cọc đỡ và luôn cao hơn mặt nước lúc cao nhất 0,5 m. Diện tích đăng tùy thuộc vào vị trí nuôi và khả năng của mỗi gia đình, có thể từ vài công đến vài hecta. Hình dạng đăng phụ thuộc vào tính chất dòng chảy: ở vùng nước chảy mạnh có thể làm theo dạng chữ V, U hoặc W, còn ở chỗ nước chảy đều thì làm theo kết cấu hình thẳng. 

Mật độ thả và cỡ giống 

Nếu vùng nuôi không thể cải tạo thành ao thì kích thước của mắt lưới và đăng tre phải nhỏ hơn kích thước của cá giống. Cỡ cá giống có thể biến động từ 30 - 50 g/con. Thả cá với mật độ 2 - 3 con/m3 nước, vào lúc chiều mát, nước yên tĩnh (không bị ảnh hưởng bởi xuồng ghe chạy). Chăm sóc và quản lý 

Cá hô được nuôi đăng quầng với mật độ dày nên phải được cung cấp đủ thức ăn, nghiêng về nguồn gốc thực vật như cám, bột bắp, rong, rau muống, có thể thêm thức ăn công nghiệp, với lượng hàng ngày bằng khoảng 3 - 5% trọng lượng cá. 

Cần theo dõi sự thay đổi của môi trường, dòng chảy, tốc độ, màu sắc và độ trong của nước, thường xuyên kiểm tra hệ thống đăng chính và phụ; làm vệ sinh thường xuyên; kiểm soát sự thất thoát của cá; vào buổi sáng theo dõi hoạt động bơi lội, màu sắc và sự tăng trưởng của cá để đánh giá chính xác tỷ lệ sống, tình trạng sức khỏe và sức ăn. 

Nuôi cá hô trong đăng quầng có thuận lợi là nguồn nước ít bị ô nhiễm do nước luôn chảy và ít có dịch bệnh. Cá hô lớn nhanh, nếu chăm sóc tốt mỗi con mỗi năm tăng được khoảng 2 kg. Nếu nuôi đến khi cá đạt trên 10 kg thì càng được giá hơn. 

KS. PHƯƠNG THANH (Khoa học phổ thông, 27/02/2009)

Hiệu quả nuôi Cá Hô công nghiệp

  HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ HÔ CÔNG NGHIỆP (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009)

Gần đây, nghề đánh bắt cá hô tự nhiên dần đi vào “ngõ cụt”. Đó là lẽ tự nhiên khi con cá hô bị đánh bắt một cách vô tội vạ và loài cá quý hiếm của dòng Mê Công này đang được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng. Việc nuôi cá hô bằng mô hình công nghiệp không chỉ bảo tồn, phát triển loài cá hô mà còn là mô hình kinh tế khá thành công tại An Giang…

Thành công bước đầu
Với việc Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II ở Cái Bè (Tiền Giang) nghiên cứu, lai tạo thành công loài cá hô quý hiếm năm 2006 đã mở ra một tương lai cho việc bảo tồn phát triển cá hô lưu vực sông Mê Công. Công ty cổ phần Nông ngư Quốc tế IFACO (An Giang) đã mạnh dạn làm cầu nối giữa trung tâm với một số nông dân tâm huyết với con cá hô tìm mua nguồn cá giống, bắt đầu thí điểm mô hình nuôi cá hô công nghiệp trong dân đầu tiên tại Việt Nam.
Người đầu tàu thí điểm mô hình nuôi cá hô công nghiệp là anh Lê Thành Nam ngụ tại ấp Bình Thủy, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Anh Nam cho biết: “Giữa năm 2008, tôi nghe thông tin một số nông dân ở Hậu Giang đã bắt đầu nuôi cá hô trong ao hầm đang phát triển khá. Vốn đam mê con cá hô từ nhỏ, lại sống tại vùng đất là cái nôi nghề đánh bắt cá hô truyền thống, tôi dò hỏi anh Chinh bên Hiệp hội Nghề cá nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ việc tìm con giống, hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản rồi bắt đầu thả nuôi cá hô ao hầm đến nay được hơn 3 tháng”.

Tận dụng ao nuôi cá tra trên diện tích 10.000m2 của mình, anh Nam mua 5.000 con cá hô giống thương phẩm loại 20 con/kg với giá 15.000 đồng/con. Đến nay, sau 3 tháng nuôi thử nghiệm, 5.000 con giống đã phát triển khá tốt, chưa thấy có hiện tượng cá chết, trọng lượng trung bình 300g/con. Anh Nam cho biết: “Do đặc tính cá hô dễ nuôi, ít bệnh tật, thường ăn các loại phiêu sinh vật, cá ở tầng nước sâu nên mình tận dụng tầng trên nuôi kết hợp cá tra thương phẩm. Với cách làm ấy, mình vừa tận dụng nguồn thức ăn thả nuôi cá tra, vừa cung cấp lượng thức ăn cần thiết từ phân, thức ăn thừa của cá tra cho cá hô. Bên cạnh đó, còn tận dụng được đặc tính sống tầng sâu của cá hô để làm sạch nguồn nước và đáy ao nuôi. Nói chung, đến thời điểm hiện tại, mọi vấn đề liên quan đến việc nuôi cá hô theo mô hình công nghiệp đang có chiều hướng rất khả quan”.
Cùng với hộ anh Nam, hiện Công ty IFACO còn thí điểm song song mô hình nuôi cá hô công nghiệp xen cá rô phi và nuôi trên bè ở hai hộ ông Thái Văn Hưởng ở phường Bình Khánh và ông Lê Chí Bình ở xã Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên) với số lượng 500 con/hộ, mật độ 5m2/con cũng đang phát triển rất tốt.
Thị trường ổn định
Từ những thành công bước đầu, anh Nam hồ hởi nói: “Với lợi thế kinh nghiệm nuôi cá ao hầm hàng chục năm, cùng với việc cá hô đang phát triển rất tốt như hiện tại, tôi tin chắc rằng chỉ sau 2-3 năm thả nuôi, lượng cá hô đang thả này sẽ mang về bạc tỉ. Nếu vụ cá hô lần này thành công, tôi sẽ đẩy mạnh việc phát triển ao nuôi, số lượng cá thả, hướng đến một mô hình nuôi cá hô công nghiệp với qui mô lớn”. Tuy nhiên, hiện anh Nam cũng rất băn khoăn khi nguồn cá hô giống giá quá cao, chỉ duy nhất một nhà cung cấp, những bệnh dịch sau 3 tháng nuôi chưa xuất hiện nhưng cách phòng tránh bệnh dịch vẫn chưa được phòng bị hiệu quả đã và đang là nỗi lo lớn nhất đối với anh.

Cá hô là loài cá lớn nhất thuộc họ cá chép có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Cá từ 5 đến 6 tuổi mới trưởng thành và nặng trung bình 10kg. Ở môi trường tự nhiên, cá nặng trên 100kg. Nếu nuôi theo mô hình công nghiệp, theo đúng quy trình, mỗi năm cá tăng trọng từ 2-3kg. Hiện cá hô vẫn đang là loài cá quý hiếm sống nhiều lưu vực sông Mê Công, nằm trong sách Đỏ thế giới.
Trao đổi với chúng tôi, ông Châu Minh Chinh, Trưởng phòng Tư vấn - Kỹ thuật - Thương mại Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông ngư Quốc tế IFACO, cho biết: “Đây là loài cá quý hiếm có giá trị thương phẩm cao. Giá cá hô trên thị trường hiện từ 160.000 đến 180.000 đồng/kg nhưng không đủ nguồn cung, lại thích hợp với nguồn nước ngọt và thổ nhưỡng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, công ty đang tích cực phối hợp với Trung tâm chuyển giao con giống, cung cấp các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng trị bệnh, cung cấp nguồn thức ăn tốt nhất... cho những hộ nuôi thí điểm, nhằm tìm một hướng phát triển bền vững vừa bảo tồn được nguồn gien quý, vừa tạo mô hình chăn nuôi hiệu quả”. Ông Chinh còn cho biết thêm, nếu 3 mô hình thí điểm trên đạt thành công, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc phối hợp Trung tâm cung ứng từ 10.000-20.000 con giống/tháng, loại 20 con/kg với giá cả phù hợp nhằm nhân rộng mô hình.
Theo thạc sĩ Thi Thanh Vinh, Chủ nhiệm Chương trình “Bảo tồn nguồn gien cá nước ngọt”, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, sau 3 năm sưu tầm lai tạo thuần chủng cá đến nay, Trung tâm đang có 40 con cá hô bố mẹ; lai tạo thành công gần 10.000 thế hệ cá hô bột F1 phục vụ các mô hình nuôi thí điểm. Hướng đến Trung tâm sẽ cung cấp lượng giống cá con dồi dào, cung cấp đại trà với giá cả phù hợp để con cá hô chính thức được bảo tồn.

Ăn cá “Vua”

Thứ hai, 02 Tháng mười 2006, 19:55 GMT+7
  • Cỡ chữ

Ăn cá “Vua”

An ca Vua
Con cá hô nặng hơn 100 kg được Nhà hàng Đông Xuyên (TP Long Xuyên - An Giang) mua lại của ngư dân - Ảnh: Hoàng Tuyên
Lâu nay bạn đọc không ít lần chứng kiến báo chí đăng tải hình ảnh cá hô, cá tra dầu - những loài cá "vua" to lớn được coi là những loài cá chúa tể sông ngòi Mekong, nhưng ai cũng thắc mắc cá to vậy thịt ra sao, ngon hay dở và mùi vị thế nào.
Món cá "vua" qua vị giác của "ông vua" săn cá
Ngư dân nói rằng thịt cá hô ngon nhất chính là cái nố, bong bóng; còn nhà hàng khách sạn bảo rằng môi và mắt cá hô là ngon nhất! Cũng có người bảo rằng thịt cá hô cũng thường thôi, mùi vị giống cá kết, tại nó to, lạ nên người ta tò mò muốn nếm thử! Ngon, dở chưa biết nhưng cảm giác "chén" thịt con cá hiếm sống lâu hàng chục năm quả là sướng nhất trần đời.
Anh Năm Thứ, một vua săn cá hô ở Bình Thủy, Châu Phú, An Giang kể rằng mấy năm trước cá hô to nhiều lắm, nhiều con cá đem cân là cán cân chạy lút kim - ngay chỉ số 150 kg. Năm Thứ thật thà kể: "Tôi chưa tới nhà hàng nên không biết họ chế biến, làm thịt ra sao. Chứ tụi tôi khoái nhất là cái bong bóng cá hô. Ngon nhất trần đời, cái bong bóng cá dày cui như miếng thịt dừa, xào trộn giấm và thêm bông cải khi ăn xực xực, dai dai mà giòn ngon không thể tả. Thứ này mà nhâm nhi với rượu nóng là hết muốn rời bàn nhậu. Sau này mấy chú chệt biết bong bóng cá ngon số 1 nên mua cá yêu cầu phải nguyên con không sót bong bóng". Món ngon thứ hai là cái nố cá, con cá nặng 120 kg cho cái nố nặng 1 kg, đem xào ăn bắt vô cùng. "Còn trứng cá hô con 100 kg trở lên 1 cặp trứng nặng khoảng 6 kg, đưa vào nồi nấu là trứng nở bung ra như hột é, cả xóm ăn không hết. Trứng cá ăn cũng bình thường nhưng ai đường ruột yếu thì ráng nhịn thèm thôi... "Tào tháo" rượt à nghen".
Cá "phát tài" cho những nhà hàng danh tiếng
Ngon - lạ - hiếm, tô điểm danh tiếng nhà hàng vì thế cá hô bị lưới trúng dù ở nơi xa xôi các nhà hàng cũng lần tới mua sạch. Con cá tô bóng tên tuổi nhà hàng, còn ngư dân thì trúng quả. Đánh lưới trúng cá hô cỡ 100 kg trở lên đồng nghĩa với trúng tờ vé số độc đắc. Đầu năm 2006, một ngư dân An Giang đánh lưới trúng cá hô to 147 kg đã được Nhà hàng Hải Sản (Long Xuyên) nhanh chóng "rước cụ" về với giá cả trăm triệu đồng. Mấy năm trước nhà hàng này đã từng "rước" 3 cụ hô, mỗi cụ nặng sơ sơ trên 130 kg gồm hô hoa cà, hô đất và hô đỏ với giá cả trăm triệu đồng con. Ngày 5.3.2006, anh Trần Văn Mến (xã An Phú Tân, Cầu Kè, Trà Vinh) khi thả lưới trên sông Hậu đã trúng... số độc đắc khi bất ngờ kéo được cá hô to 100 kg, nhìn cá quẫy đùng đùng, nổi bọt sóng trắng xóa anh cứ ngỡ như mình nằm mơ! Lôi cá lên bờ chưa đầy nửa tiếng sau đã có mối lái tới cân ướp lạnh chở đi. Thời điểm anh Mến trúng cá hô, giá cá hô còn hơi thấp, khoảng 50.000-75.000 đ/kg. Từ đó cho tới nay chẳng ngư dân nào dính cá, cái gì càng hiếm thì càng có giá trị. Một nhà hàng có tiếng ở Châu Đốc khẳng định rằng: "Ngư dân mà bán cá hô to trên 100 kg/con, giá 200.000 đ/kg cũng mua cho bằng được".
An ca Vua
Cá tra dầu - Ảnh: tư liệu
Cá hiếm nên có thông tin cá dính lưới nhà hàng nào cũng tìm cách "vớt" lẹ. Anh L.T - chủ một nhà hàng có tiếng ở Cần Thơ nói: "Cá hô bây giờ ít quá, nghe tin ngư dân dính lưới là phải tìm mua cho bằng được. Chậm thì có người phổng tay trên". Theo anh T. cá to quá nên ở Cần Thơ mua được nhà hàng thường chỉ trưng bày... vài phút lấy tiếng rồi nhanh chóng nhượng lại cho Sài Gòn. Anh phân trần: "Cá bự tổ chảng, bằng 2 con heo chứ ít gì, xẻ thịt ra bán lâu lắm, chỉ có khách sang mới dám ăn thôi!". Chị Nguyễn Thị Hồng, quản lý nhà hàng Hàng Châu Quán (Châu Đốc, An Giang) thì khác, chị nói cá hiếm nên mua được nhà hàng xẻ thịt liền, thực đơn không đủ phục vụ cho thực khách An Giang. Tính đến nay Hàng Châu Quán đã cho ra mắt khá bộn thực đơn cá hô, hôm nào nhà hàng mua được cá hô to thì y như rằng thực khách ngồi chờ không còn ghế. Một phần vì khách tò mò, một phần vì cá càng to càng sống lâu thịt càng thơm ngon. Chẳng hạn mới đây khi nhà hàng mua được cá tra dầu nặng 126 kg của một ngư dân với giá cả 100 triệu đồng xẻ thịt bán vài ngày là hết. Chị nói: "Đây là lần đầu tiên và cũng là nhà hàng đầu tiên ở An Giang mua được cá tra dầu. Thịt cá làm đủ các món như lẩu cá, chiên, nướng... món nào khách cũng khen ngon. Con cá to vậy, sống rất lâu, bơi lội ngược sông nên thịt săn chắc ít mỡ.
Con cá khẳng định ngai vị
Chị Huỳnh Thị Ánh, Bếp trưởng nhà hàng Quê Hương II, TP.HCM cho biết mấy năm gần dây cá hô luôn được thực khách Sài Gòn ưa chuộng. Hôm nào nhà hàng có món ăn cá hô là y như rằng khách tới đông nghẹt. Hiện nay càng hiếm cá nên có thông tin ngư dân lưới được cá hô hay cá tra dầu là các nhà hàng tìm cách mua trước mới an lòng. Hình ảnh này trái ngược lại với trước đây trước lúc thực khách còn lạ lẫm với thịt cá hô, bởi nhìn con cá to thuộc hàng "cụ kị" người ta... sợ. Theo chị Ánh, khoảng vài năm trước tình cờ mua được cá hô chị cũng chưa biết nên làm món gì, sau đó biết đây là cá hiền sống trên sông Mekong nên đã tìm cách chế biến mang hương vị riêng phục vụ khách ẩm thực. Kinh nghiệm lâu năm cho thấy cá hô to từ 100 kg trở lên thịt mới dai ngon, lúc xẻ ra thịt cá có màu vàng như vỏ trứng gà, còn cá dưới 100 kg thịt không ngon bằng, thịt màu trắng không dai, ăn có mùi vị như cá gộc. Hiện nay nhà hàng chế biến các món như lẩu cá hô, cháo cá hô, nướng muối ớt, chiên xà lách... một món ăn tùy theo "gu" của khách mà có khi giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/phần. Thường một con cá 100 kg khi xẻ ra lấy phần thịt phi-lê được 30 kg, còn lại là đầu và xương cá rất nặng. Cá hô có thể làm ra 5-7 món ăn nhưng theo chị Ánh, thực khách vẫn khoái nhất là môi và mặt cá hô làm lẩu.
T.D
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Đỡ đẻ cho cá hô

Thứ hai, 28 Tháng tám 2006, 14:16 GMT+7
  • Cỡ chữ

Đỡ đẻ cho cá hô

Do de cho ca ho
Thạc sĩ Huỳnh Hữu Ngãi và một con cá hô mẹ vừa được gây mê chuẩn bị lấy trứng. Ảnh: TTQGGTSNB
Cá hô là loài cá nước ngọt đã được Ủy ban Sông Mê Kông đưa vào sách Đỏ, vì có nguy cơ tuyệt chủng. Lần đầu tiên các nhà khoa học ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) thuần dưỡng và cho sinh sản thành công loài cá này.
“Ép” cá hô đẻ kiểu... cá chép
Sáng thứ bảy, nhưng ở các bể ươm cá giống và những ao nuôi cá bố mẹ của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ vẫn đông người làm việc. Ông thạc sĩ “cá hô” Huỳnh Hữu Ngãi, và tiến sĩ - Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ Phạm Văn Khánh, chủ nhiệm dự án thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá hô, đang chăm chú xem xét những đàn cá bột trong các bể ươm, chuẩn bị xuất ao 10.000 con cá hô giống cho một công ty ở TP.HCM.
Tiến sĩ Khánh nói: “Chúng tôi nuôi cá hô từ năm 2003 và cho sinh sản thành công từ năm 2005, năm nay thấy chắc ăn mới dám đưa cho dân nuôi thử và bán cá giống ra thị trường”. Sau nhiều năm phối hợp với Ủy ban Sông Mê Kôong thực hiện các dự án quốc tế về nghiên cứu môi trường sống của các loài cá bản địa, ông Khánh và các cộng sự xác định cá hô trên sông Cửu Long ngày càng hiếm, nên đã chọn giống cá này làm đối tượng thuần dưỡng, cho sinh sản phát triển.
Thạc sĩ Ngãi kể: "Năm 2003 triển khai dự án chúng tôi phải lên An Giang, Đồng Tháp đặt hàng những người làm nghề chài lưới trên sông Tiền, sông Hậu tìm cá giống nhưng... không có. Túng thế, trung tâm tung người đi các tỉnh dò hỏi và phát hiện có một nguồn cá giống trong dân, tuy không nhiều.
Những con cá hô này theo nước vào ao của nông dân từ lúc còn nhỏ và được họ giữ lại, thuần dưỡng làm cá kiểng. Vậy là trung tâm “mở chiến dịch” năn nỉ thu mua cá hô từ Tiền Giang qua Vĩnh Long, Đồng Tháp. Kết quả “chúng tôi đã mua được 84 con cá hô có tổng trọng lượng khoảng 1,2 tấn với giá bình quân 100.000 đồng/kg, mang về thuần dưỡng trong ao”.
Giải quyết được khâu cá bố mẹ, thì nhóm thực hiện dự án lại đứng trước một khó khăn mới: không có tài liệu nào đề cập đến quá trình sinh sản của cá hô. Loay hoay tìm kiếm khắp nơi, kể cả trên mạng Internet, cuối cùng các nhà khoa học của trung tâm xác định cá hô cùng loài với họ cá chép nên thử “ép” cho cá hô... sinh sản theo kiểu cá chép.
Sau khi đưa cá hô lên bể tiêm kích dục tố, vuốt trứng cho thụ tinh nhân tạo giống như cá chép, các nhà khoa học hồi hộp chờ kết quả và bất ngờ vì... thành công. Tuy nhiên, tỉ lệ cá bột ương nuôi lúc đầu chỉ đạt 1% trong ao và khoảng 13% trên bể, nên những người thực hiện dự án không công bố thông tin cho cá hô đẻ thành công mà tiếp tục tìm tòi nghiên cứu.
Mở ra nghề nuôi cá hô
Thạc sĩ Ngãi nói rằng sau thành công khiêm tốn của năm 2005, nhóm nghiên cứu phát hiện tỉ lệ cá hô bột ương nuôi đạt thấp do nguồn nước không tốt, cá bố mẹ nuôi vỗ chưa hoàn chỉnh, thức ăn cho cá con chưa phù hợp và những người thực hiện dự án chưa có kinh nghiệm. Năm 2006, cá hô bố mẹ nặng từ 8 kg/con trở lên được cho vào ao nuôi riêng từ đầu vụ, đến tháng 5 bắt đầu cho đẻ và mọi việc trở nên xuôi chèo mát mái.
Các nhà khoa học trong nhóm thực hiện dự án ước tính năm 2006 có thể cho ra đời 400.000 cá hô giống. Ông Ngãi cho biết thêm, hiện trung tâm chỉ lấy được 50% lượng trứng của cá hô mẹ vì đây là một thao tác rất khó do cá quá lớn, thực hiện không khéo có thể gây chết cá. Các nhà khoa học cũng thử nghiệm cho cá hô sinh sản tự nhiên trong bể nhưng tỉ lệ cá con đạt rất thấp, có lẽ do cá quá lớn trong khi bể ương chật hẹp.
Việc thuần dưỡng và cho sinh sản thành công cá hô của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã mở ra tương lai nuôi cá hô thương phẩm trong dân. Thạc sĩ Ngãi và những “ông cá hô” của dự án cho biết, từ tháng 3/2006 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã đưa cá hô giống cho các chủ bè, chủ đăng quầng ở các tỉnh nuôi thử nghiệm.
Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng cá hô nuôi bè, đăng quầng đạt bình quân 0,5 kg/con. Tiến sĩ Khánh và thạc sĩ Ngãi phấn khởi: “Tỉ lệ phát triển như vậy là tốt. Hiện nay nhu cầu mua cá hô giống trong dân khá lớn, hy vọng nghề nuôi cá hô thương phẩm sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì đây là loại cá thịt ngon, bán có giá”. Theo tiến sĩ Khánh, cá hô có thể nuôi đạt trọng lượng vài chục ký đến hơn 100 kg/con như cá sống trong môi trường tự nhiên, nếu có điều kiện về ao nuôi. Tuy nhiên, nuôi cá đạt trọng lượng từ 10 kg/con trở lên là đã có thể xuất bán thương phẩm. “Phát triển mạnh nghề nuôi cá hô thì loài cá này sẽ không còn bị đe dọa tuyệt chủng” - tiến sĩ Khánh kết luận.
Sẽ xuất hiện đều đặn trong mâm cơm các gia đình?
Cá hô (tên khoa học Catlocarpio Siamensis) thuộc loài cá chép, là giống cá quý hiếm của sông Mê Kông, thường sống ở nơi nước chảy xiết, ăn tạp các nguồn thực vật trong tự nhiên, thịt rất ngon. Canh chua cá hô nấu với cơm mẻ, bắp chuối là món ăn đặc sản ở các nhà hàng tại ĐBSCL truớc đây. Có thời các nhà hàng đặc sản ở Long Xuyên, Châu Đốc thu mua thịt cá hô với giá 120.000 đồng/kg, riêng đầu cá hô giá 240.000 đồng/kg. Cá hô có thể đạt trọng lượng trên 100 kg/con (con cá hô lớn nhất mà ngư dân An Giang bắt được trên sông Vàm Nao có trọng lượng hơn 130 kg). Từ 6-7 năm tuổi, cá hô bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên những năm gần đây, cá hô ngày càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu. Dù các nhà khoa học còn đang nghiên cứu quá trình sinh trưởng của loài cá này nhưng hy vọng trong tương lai không xa, nếu thuận buồm, xuôi gió, bóng dáng con cá hô sẽ xuất hiện đại trà ở các chợ và bữa ăn của nhiều gia đình.
Theo Hùng Anh/báo Người Lao Động
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Mùa săn cá hô

Mùa săn cá hô

Mua san ca ho
Con cá hô nặng hơn 100 kg được nhà hàng Đông Xuyên (TP Long Xuyên, An Giang) mua lại của ngư dân. ảnh: Hoàng Tuyên
Cá hô được mệnh danh là loài cá vua ở sông nước miền Tây bởi vóc dáng khổng lồ, nặng trên 160 kg, thịt ngon và được ưa chuộng. Ngư dân nào đánh lưới trúng một con cá hô khoảng 100 kg là cầm chắc trong tay cả lượng vàng, bạn câu ngưỡng mộ, báo đài đưa tin rần trời. Cho nên, thông tin về việc cá hô xuất hiện ở Bắc Năng Gù (huyện Châu Phú, An Giang) khiến ngư dân náo nức, hy vọng...
Chúa tể sông ngòi
Tuy vóc dáng vĩ đại nhưng cá hô là loài cá hiền, thức ăn của chúng là rong rêu, tảo, ốc... ở đáy bùn. Dân sông nước mô tả sức mạnh của cá hô: khi nước ròng chúng nhào lên khỏi mặt nước lộn mình nghe phình phình, nước sông bắn tung trắng xóa và nhà ven sông thì nghe một tiếng ầm như mìn nổ! Cũng vì những tiếng động kinh người này mà ngư dân lần theo dấu bủa lưới. Cá hô có một điểm vô cùng kỳ lạ là thích đâm đầu vào lưới như để phô diễn sức mạnh chúa tể sông ngòi của mình. Anh Sáu Viên, một tay săn cá hô lão luyện nói: "Chưa thấy giống gì... ngu như cá hô, gặp lưới là hùng hục lao tới, chừng vướng lưới cứ nhảy lên, một hồi chính nó tự quấn mình trong tấm lưới như cái bánh cuốn!".
Một câu chuyện khác. Năm 1980, một con cá hô khoảng 69 kg bị trúng mìn nằm phơi bụng trôi lờ đờ trên sông Hậu, Châu Đốc. Một ngư dân thấy cá to quá mừng rỡ bơi xuồng tới bắt. Tuy bị thương nhưng cá hô còn mạnh nên anh này dù chụp trúng đuôi vẫn bị cá hất văng ra. Chụp hụt hoài tức mình anh mới nhảy xuống sông lòn tay vào trong mang cá để lôi cá lên xuồng. Bất ngờ con cá lặn xuống lôi theo anh ngư dân. Mãi 3 ngày sau cá mới nổi lên mang theo xác của người xấu số.
Cá hô có 2 loại đen và hoa cà, cá hô đen mạnh và thịt ngon hơn nên giá đắt hơn cá hô hoa cà vài ba ngàn đồng/kg. Theo dấu cá hô cơ cực mọi bề nhưng ngư dân ai cũng khoái, vì như họ nói: "Bắt một con đáng đồng tiền bát gạo, bán xong mua được cả lượng vàng... Dính được nó lưới nặng trình trịch, nó quậy tưng tưng kéo sướng tay". Hồi xưa, cùng với cá hô trên sông Mê Kông còn có các loài cá to khoảng 70 kg/con như cá vồ cờ, lăn chiên, bông lau, lại có cả cá đuối trên 140 kg/con. Nếu thả lưới dính được các loài cá to này, ngư dân sẽ được khẳng định đẳng cấp, danh tiếng "sát cá".
“Vua cá hô”
Cá hô tập trung nhiều nhất ở ngã ba Vàm Nao - nơi tiếp giáp giữa hai luồng sông Tiền và sông Hậu. Một điều lý thú là nhìn trên bản đồ, ngã ba sông Vàm Nao có hình dáng như một con cá hô ! Sông Vàm Nao nhỏ nhưng có nhiều hố xoáy sâu thích hợp cho cá hô từ Biển Hồ tới trú ẩn.
Lưới đánh cá hô được neo 2 đầu sông, giàn lưới dài 70m, bề xuống 12m, mắt lưới 4-5 tấc. Từ tháng giêng đến tháng 4 (âm lịch) là mùa săn cá hô. Thường theo các con nước ròng các ngày 13, 17, 18, 25, 27 là ngày cá hô đi nhiều. Và theo quy luật bất thành văn, nơi đây ai khẳng luồng trước sẽ là chủ luồng mãi mãi. Người tới sau phải mua lại luồng hoặc hùn nhau bên luồng bên lưới. Ở xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, An Giang có trên 60 tay lưới cá hô mà cự phách nhất là Ba Nén, Chín Hổ, Sáu Viên, Văn Nhanh, Tư Chanh, Út Lành, Bảy Đan, Ba Nghệ, Năm Còn... Những tay lưới này đã đánh được 30 - 40 cá hô. Trong đó Năm Thứ - mệnh danh Năm "cá hô" - lập kỷ lục đánh bắt trên 80 con cá hô.
Năm Thứ kể, hồi năm 1980, khi thả lưới trên luồng của ba anh để lại thì vận may đến bất ngờ khi mẻ lưới đầu tiên dính con cá hô trên 150 kg. Cảm giác này được Năm Thứ diễn tả: "Chiều tối ra kéo lưới tôi thấy lưới nặng trình trịch, nước sông thì cứ sủi bọt ục ục. Đây là dấu hiệu dính cá to. Ráng sức kéo lưới thì trời đất ơi, một con cá hô đã bị ngạt nước bất tỉnh to hơn cả chiếc xuồng đang nằm phềnh bụng. Tôi vừa mừng vừa khóc, lớ ngớ một hồi mới tỉnh hồn la làng cho người ta tới tiếp lấy dây thừng xỏ qua mang cá đem lên bờ. Cả đêm đó không chợp mắt nổi". Con cá này đem cân thì kim đồng hồ chạy cái rẹt đến quá con số 150 kg - mức cao nhất. Không có cái cân lớn hơn để cân nhưng Năm Thứ chơi đẹp "cân chỉ bao nhiêu tính tiền nhiêu". Với con cá này, Năm Thứ kiếm cả lượng vàng.
Đó chưa phải là con cá hô to nhất mà Năm Thứ trúng. Sau mẻ lưới đầu tốt lành, Năm Thứ dính dài dài cá hô. Có con nặng 100 kg, có con nặng 96 kg, con 160 kg và con nhỏ nhất là 50 kg. Theo tập tục, khi bắt được cá to từ 100 kg trở xuống phải cúng thần sông một cặp vịt và từ 100 kg trở lên là cái đầu heo để tạ lỗi và cảm tạ phúc phần. Và người nào phát hiện cá hô nhào nếu chỉ chỗ thì khi đánh lưới trúng sẽ được hưởng bạc trăm, bạc triệu. Bắt tới con cá thứ 6, các cụ lão niên gật gù: "Thằng này có tay sát cá!". Chỉ câu nói này mà Năm Thứ xin thôi việc ở công an xã để đi đánh cá hô. Nhắc lại, Năm Thứ vẫn còn tự hào khi anh thả lưới dính cá hô 160 kg ở Bắc Năng Gù, cá nặng quá không dám đưa lên xuồng nên anh đưa lên quốc lộ chờ lái đến cân. Lúc này khách đi vía Bà Chúa Xứ núi Sam đông lắm, thấy con cá to quá ai cũng kêu xe hơi, xe đò dừng lại để coi và chụp hình lia lịa làm đường sá bị ùn tắc. Cái sướng khác là mấy phóng viên truyền hình khi hay tin anh dính cá hô 140 kg đã tới quay từ cảnh tháo lưới cá, đem cân. Khi phóng viên thực hiện xong, Năm Thứ mệt muốn xỉu !
Với những con cá trên 150 kg, khi cân bán Năm Thứ chơi sộp "cân bao nhiêu lấy bao nhiêu", chỉ xin lại cái bong bóng cá. Chuyện này được anh tiết lộ như sau: ngư dân nào cũng biết món đệ nhất của con cá hô không phải ở thịt mà là bong bóng. Anh tả: cái bong bóng dày như miếng cùi dừa, xào giấm thêm bông cải khi ăn xực xực, dai dai mà giòn ngon không thể tả. "Thứ này mà nhâm nhi với rượu nóng là hết muốn rời bàn". Cái "nó cá" - phần gần ức cá - nặng chừng 1 kg đem xào ăn như bong bóng thì hết chê. Còn gặp cá hô 100 kg trở lên thế nào cũng có một cặp trứng nặng cỡ 6 kg, đưa vào nồi nấu là trứng nở bung ra như hột é, cả xóm ăn không hết. Năm Thứ quả quyết cá hô chỉ ngon khi từ 50 kg trở lên, còn cá con dưới 40 kg thịt ăn không “bắt” lắm.
Bây giờ, cá hô ở Vàm Nao ngày càng khan hiếm. Tiếng là “vua cá hô” như Năm Thứ cũng đành chịu, một mùa anh chỉ bắt dính con cá nặng khoảng 96 kg. Mỏi mòn, Năm Thứ bán hai luồng cá với giá 6 chỉ vàng. Trước và sau Năm Thứ, nhiều ngư dân Bình Thủy chán cảnh sông dài vắng cá nên đã bán dần dần các tay lưới, các luồng. Nay thì trên sông rộng cá hô ngày càng bặt tăm, họa hoằn lắm mới có người trúng.
Tại Bắc Năng Gù, các tay săn cá hô còn sót lại đang chờ đợi con cá hô mùa trước từng đã xuất hiện để bủa lưới giăng. Lại nghe có người đồn ngoài sông Vàm Nao lại thấy bóng cá hô nhào. Vậy là đủ để họ háo hức, rạo rực...
Thanh Dũng
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Cá hô khổng lồ sa lưới ngư dân

Cá hô khổng lồ sa lưới ngư dân

Chiều 13/3, ngư dân miền Tây bắt được con cá hô nặng tới 150 kg. Giá thu mua loại cá khủng này tới 1,8 triệu đồng một kg.
Cá hô nặng 120 kg sa lưới ngư phủ

Người may mắn bắt được cá hô là anh Phan Ngọc Phước, ngụ thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Con cá dài 2,5 m, nặng 150 kg, màu trắng hồng bắt được ở tỉnh Vĩnh Long, đoạn đi qua sông Tiền.
bjkl
Cá hô 120 kg được thương lái An Giang bán cho nhà hàng giá 216 triệu cách nay nửa tháng. Ảnh: Gia Bảo
Thấy lưới dính cá to, anh Phước điện thoại báo cho đồng nghiệp xung quanh đến tiếp ứng. Sau khi vây lưới, cả chục người mới đưa được cá lên bờ.
Vài giờ sau, nhiều thương lái hay tin đã hỏi mua với giá 700.000 đồng một kg nhưng anh Dũng không bán, chờ giá cao hơn. Theo ngư dân này, đây không phải lần đầu tiên anh bắt được cá hô. 3 năm trước anh từng đánh bắt được “kình ngư” 160 kg, bán 100 triệu đồng.
Hai tuần trước một tiểu thương ở An Giang mua được cá hô nặng 120 kg với giá gần 50 triệu đồng do ngư dân bắt được dưới sông Vàm Nao của huyện Phú Tân (An Giang). Sau đó thương lái sang tay cho nhà hàng giá 1,8 triệu đồng một ký (trên 200 triệu), thu lời gần 170 triệu đồng.
Cá hô tên khoa học là Catlocarpio siamensis, thuộc họ cá chép. Loài này thịt ngon, kích thước lớn nên bị khai thác mạnh và trở nên quý hiếm. Cá thường sinh sống ở các sông lớn. Người dân sống cạnh sông Me Kong thỉnh thoảng đánh bắt được cá hô.
  Thiên Phước

Săn 'thuỷ quái' sông Tiền: Nghề săn cá hô

 

Cá hô được mệnh danh là "vua" của loài cá nước ngọt. Loài cá này to, có con nặng tới trên 300kg và số lượng nhiều ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì thế, hàng trăm năm trước, các tỉnh Đồng Tháp, An Giang đã hình thành nghề săn cá hô. Cuộc chiến của những lão ngư cừ khôi với "thuỷ quái" đã tạo ra những huyền tích mà đến nay nhiều người vẫn tìm cách lý giải.
Nhắc đến lão ngư Tám Trạng, những lão ngư trong vùng đất Cao Lãnh không ai không biết tới. Ông được xem như là người kỳ cựu nhất với nghề săn cá hô ở vùng đất này. Dù tuổi đã cao nhưng khi có người hỏi đến quá khứ hào hùng của mình, ông Tám như trẻ lại và nhớ ngày giong thuyền, bủa lưới.
Dày dạn kinh nghiệm trên sông
Mặc dù đã bước qua tuổi 80 nhưng lão ngư Tám Trạng (tên thật là Nguyễn Văn Khai, 82 tuổi) vẫn còn rất khỏe mạnh. Để lý giải cho sức khỏe tốt của mình, ông Tám Trạng cười lớn nói: "Có thể do ngày xưa tôi kéo cá hô khổng lồ nhiều quá nên sức vóc giờ mới được như vậy". Nói rồi ông lim dim đôi mắt như để nhớ về quãng đời dọc ngang sông nước.
Câu chuyện của ông Tám Trạng đưa tôi về thời gian cách đây gần 60 năm, khi ấy ở vùng đất này vẫn chưa có ai làm nghề săn cá hô. Loài cá này được nhiều người biết đến nhưng để đánh bắt nó thì mọi chuyện không phải đơn giản. Cho dù có lưới, có thuyền cũng chưa chắc bắt được cá. Phải là người có kinh nghiệm, những tay săn cá chuyên nghiệp thứ hạng cao mới có khả năng giăng lưới dính cá hô. Vào thời gian đó, những người Khmer ở các Châu Đốc, An Phú (thuộc tỉnh An Giang ngày nay) thường xuyên tìm đến những khúc sông ở Đồng Tháp để giăng lưới bắt cá hô.
Lão ngư Tám Trạng
Ông Tám Trạng cho biết: "Tôi thấy người ta bắt cá hô hay quá, số lượng cá bị dính lưới rất nhiều nên lân la đến học nghề. Những "sư phụ" thấy tôi cũng chịu thương chịu khó, sai gì làm nấy, nên họ cũng vui vẻ cho đi theo. Thời gian đi học nghề, tôi học được cách quan sát tăm cá như thế nào thì mới buông lưới". Sau khi học được kha khá số kinh nghiệm mà người Khmer nhiệt tình truyền lại, ông Tám Trạng bắt đầu một mình một thuyền đi bắt cá. Nhưng khổ nỗi, để có một tấm lưới đủ tiêu chuẩn bắt cá hô thời điểm ấy là chuyện khó hơn lên trời. Lúc đó, ngoài người Khmer có lưới "đặc dụng" săn cá hô còn những nơi khác chỉ làm được lưới đánh bắt cá nhỏ. Sau nhiều lần năn nỉ thuyết phục những ngư dân người Khmer, họ mới đồng ý chia lại một tấm lưới cũ cho ông Tám Trạng lập nghiệp. Lúc này, cha mẹ ông Tám Trạng hết lời khuyên ngăn ông từ bỏ ý định săn cá hô, nhưng ông nhất quyết theo nghề. Ông Tám Trạng cười nói: "Nghề săn cá hô kỳ lạ lắm, nó luôn kích thích tôi mỗi khi giong thuyền đi giăng lưới".
Lúc mới vào nghề cũng lắm gian truân, ông Tám Trạng kể lại, tấm lưới của ông mắt quá nhỏ nên chỉ bắt được cá khoảng 30, 40kg. Cá lớn dính lưới thoát được luôn và để lại những lỗ rách quá lớn. Không chịu thua loài "thuỷ quái", ông Tám Trạng bỏ ra hàng tháng trời để mày mò tháo từng mắt lưới và đan lại với mỗi mắt rộng đến 6 tấc. Đó là bộ lưới đánh cá dã chiến nhất lúc bấy giờ. Cá to cỡ nào đụng phải lưới của ông Tám Trạng  coi như hết đời. Từ đó, lưới của ông thường xuyên dính những con cá hô nặng từ 100kg, 150kg, cá biệt có những con nặng tới 180kg. Vì thế,  tiếng tăm ông Tám Trạng được nhiều anh em trong nghề khác vị nể. Và sau khi những con cá của ông Tám Trạng được xẻ thịt bán khắp chợ thì những ngư dân khác cũng bắt đầu rục rịch sắm lưới tốt để săn cá hô mong đổi đời.
Nhờ săn được cá hô mà cuộc sống của gia đình ông cũng khá lên rất nhiều. Mặc dù thời đó, giá bán cá hô chỉ rẻ như thịt heo nhưng sau mỗi lần bán một con cá, vợ chồng ông Tám Trạng lại rủng rỉnh thu về vài ba chỉ vàng. Trong suốt cuộc đời săn cá hô của mình ông Tám Trạng không thể nào  nhớ hết mình đã bắt được bao nhiêu con cá hô. Ông nhớ: "Có lẽ lịch sử nhất là khoảng hơn 30 năm về trước, chỉ trong một ngày ông giăng lưới dính đến 6 con cá hô từ 60kg đến 150kg. Người dân trong vùng nghe tin tôi trúng cá kéo nhau đến bến sông xem đông như hội".
Ngày ấy, những con cá khổng lồ được ông lần lượt kéo vào bờ cột thành từng hàng dưới bến chờ thương lái đến cân. Thời hoàng kim của ông Tám Trạng kéo dài mãi cho đến năm 2001 khi UBND tỉnh Đồng Tháp cấm săn bắt cá hô vì đây là loài cá có nguy cơ tuyệt  chủng và cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Sống bao nhiêu năm với nghề săn cá hô khi có lệnh cấm, ông vẫn không quên được con thuyền và mảnh lưới đã theo mình hơn nửa đời người. Ông sắm một tấm lưới nhỏ hơn, ngày ngày đi giăng ở những khúc sông để bắt những con cá mè dinh, cá tra, cá bông lau sống tạm qua ngày và cũng để bớt nhớ nghề.
Một khúc sông Tiền, nơi mà ông Tám Trạng đã săn được nhiều cá hô
Hiểu cá hô hơn bất cứ con vật nào
Hơn nửa đời người gắn bó với nghề săn cá hô nên ông Tám Trạng hiểu rất rõ tập tính của loài cá này. Ông Tám Trạng cho biết: "Muốn theo dấu được cá hô phải biết quy luật kiếm ăn của nó. Cứ mỗi một tháng, cá hô sẽ đi kiếm ăn từ 3 đến 5 lần. Khi đi, chúng thường bơi theo những con nước ròng thường là vào các ngày 17, 18, 25, 27. Mùa cá hô chỉ kéo dài cao nhất là 4 tháng, nên người săn cá phải quan sát chúng thật kĩ thì mới có khả năng thành công.
Ông Tám kể lại: "Những đêm sáng trăng cá hô tung mình lên không trung rồi rơi ầm xuống nước như bom dội. Cá hô là loài to xác nhưng rất dại, khi bị mắc vào lưới chúng cứ đâm đầu cho mắc sâu thêm chứ không biết quẫy để thoát ra. Cá hô là loài cá rất khỏe, có lần do tôi quá chủ quan nên bị cái đuôi nó "tát" tối sầm mặt, rơi xuống sông may được con trai cứu. Trong cuộc đời săn cá hô của mình, ông Tám Trạng đã trải qua không biết bao nhiêu là vui buồn, lúc được, khi mất nhưng đổi lại, ông là người nhận được nhiều tặng phẩm của sông Tiền. Hơn nữa, ông đã khẳng định khát khao chinh phục sông nước và khuất phục loài "thủy quái".
Theo ông Tám Trạng, ấn tượng nhất trong cả cuộc đời săn cá của ông là một lần duy nhất ông bắt được một con cá tra dầu nặng 195kg. Đây là con cá "khủng" nhất mà ông từng bắt được. Chính con cá này cũng là “đối thủ” đáng gờm nhất của ông. Khi cuộc giao chiến nổ ra, nó buộc ông phải trổ hết tài nghệ, kinh nghiệm cả đời mới chịu khuất phục. Ông Tám Trạng nhớ lại: "Thời điểm ấy, tôi gần 60 tuổi, độ tuổi chín muồi về kinh nghiệm cũng như tài nghệ săn cá thì xảy ra chuyện "đối đầu" với con cá tra dầu, một loài cá hung dữ".
Trong một lần chèo thuyền trên sông Tiền giăng lưới cá hô, ông Tám Trạng bỗng thấy những tấm phao nổi trên sông run lên dữ dội. Biết là có cá lớn dính lưới, ông Tám Trạng không vội lại gần mà đứng từ xa quan sát, chờ cho con vật đuối sức mới tiếp cận. Sau khoảng 15 phút vật lộn với tấm lưới khổng lồ con vật dường như đã đuối sức, không còn quẫy đạp nữa. Ông Tám Trạng cùng con trai tiến lại gần, xem xét và hết sức bất ngờ vì nằm trong tấm lưới là một con cá tra dầu lớn nhất mà cha con ông từng thấy. Chiều dài con cá xấp xỉ bằng chiếc thuyền  mà hai cha con đang đứng.
Ông Tám Trạng thu lưới lại ra dấu cho con trai chèo thuyền quanh con cá để ông phủ thêm một lớp lưới. Bất thình lình, con cá thấy động, liền quẫy mạnh khiến chiếc thuyền chao đảo làm cho ông Tám Trạng cùng con trai rơi xuống sông. Con cá khổng lồ càng ra sức vùng vẫy thêm nữa, và lần này ông Tám Trạng dính hai ba "cú tát" trời giáng của con cá. Lấy lại bình tĩnh, ông Tám Trạng túm lưới, một đầu cột vào thuyền, một đầu ông cầm chắc tiến tới gần con cá nhẹ nhàng vây nó rồi từ từ siết chặt, không cho con cá thoát thân. Nhận thấy tấm lưới vây quanh mình ngày càng bị siết chặt, con cá vẫy vùng chốc lát rồi nằm yên khuất phục. Ông Tám Trạng cùng con trai bụng no càng nước sông từ từ chèo thuyền kéo chiến lợi phẩm của mình về bến.  
Săn cá hô “làm chơi, ăn thiệt”
Một đời tung hoành sông nước, chợt ông Tám Trạng ngậm ngùi khi nhìn gia cảnh của mình hiện tại. Ông Tám Trạng tâm sự: "Dân săn cá hô làm chơi mà ăn thiệt mấy chú à, những lúc có cá có tiền rồi tiêu xài hoang phí cũng hết. Đến nay cá không còn nữa thì tôi lại trở về với cuộc sống khó khăn rồi". Không riêng gì ông Tám, những người săn cá hô sau khi số cá trên sông càng ngày càng khan hiếm, cộng thêm với chính sách ngăn cấm đánh bắt của nhà nước, nhiều người đã bỏ lên bờ tìm kế sinh nhai khác. Ký ức về những lão ngư săn thủy quái  trên sông tiền cũng dần lãng quên từ đó.
Nguyễn Việt

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates